0906.322.068 contact@bitour.vn

CÁCH PHÒNG CHỐNG VẮT KHI ĐI TREKKING

Vắt là loài khá giống như đĩa hay giun. Chúng có kích thước 2-5cm, bình thường nhỏ bằng đầu tăm, đến khi ăn no chúng sẽ phình to như đầu đũa. Vắt ở những nơi có đường mòn, hay phục kích ở các hốc cây, hố trũng để ẩn nấp hoặc làm tổ đẻ. Đặc biệt, khi trời mưa, vắt thường bám trụ đâu đó để tránh bị nước cuốn trôi. Đây là loài đánh hơi rất giỏi và thích bám sát vào da người. Khi hút máu, tuyến nước bọt ở quanh miệng của chúng tiết ra chất chống đông máu hirudin chảy vào vết cắn làm cho máu không đông được. Do vậy, khi bị vắt cắn, lượng máu chảy ra không ngừng, gây hoang mang cho người mới biết chúng. Sau đây, Bi sẽ mách nhỏ với bạn cách phòng chống vắt hiệu quả nhất khi đi trekking. 

Mặc quần áo dài tay

Quần áo là trang bị quan trọng khi đi trekking. Đối với những nơi có địa hình khí hậu ẩm ướt, rừng ẩm nhiệt đới, suối thác, bạn lại càng nên trang bị những bộ quần áo dài chắn tay chân. Các nhà khoa học tìm ra khung thời gian đi kiếm ăn của loài vắt thường từ 5-8 giờ sáng hoặc 17-19 giờ tối, khi nhiệt độ còn mát mẻ. Bạn không nên mặc quần đùi hoặc quần ống rộng tránh để vắt có cơ hội xâm nhập vào. Nếu mặc quần ống rộng, bạn nên chuẩn bị những đôi vớ cổ cao.

Ghệt là vật dụng bảo vệ ống chân của bạn từ mắt cá chân đến ngang bắp đùi, thường được sử dụng để đi mưa, đi tuyết… Trong trường hợp này, nó cũng rất hữu dụng để bảo vệ bạn khỏi vắt.

 

 

quan-ao-dai-tayChuẩn bị quần áo dài tay khi đi trekking

 

Không dừng/ngồi/đứng lâu ở một chỗ

Những nơi rậm rạp, um tùm, dù là nghỉ chân bạn cũng nên ngồi quá lâu. Vì vắt rất hay ẩn nấp ở đấy, chúng sẽ đánh hơi người rất nhanh. Khi dừng chân, bạn nên chọn chỗ thoáng, có các mõm đá trống để ngồi.
Một điều đáng lưu ý ở đây là khi chúng ta đi vệ sinh. Thường tìm những nơi có nhiều gốc cây, nhiều nơi che khuất. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho vắt đến gần mình hơn. Vì thế, chúng ta có thể quan sát những nơi không quá ẩm ướt, nhiều lá cây để đi.

 

cay-um-tumĐịa hình có nhiều cây um tùm, ẩm ướt

Bôi thuốc chống vắt

Bạn cần bôi thuốc cẩn thận cả bên trong cơ thể cũng như bên ngoài trang phục. Vì loài vật này tồn tại khá nhiêu trong rừng và luôn tìm cách chui vào trong cơ thể qua những điểm sơ hở. Vì thế, nên bôi thuốc toàn cơ thể, và xịt thuốc ngoài giày dép, tất, trang phục để đảm bảo rằng bạn được bảo vệ toàn diện.

Để xua đuổi được vắt khỏi một khu vực. Bạn có thể quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, chúng sẽ tự nhận diện và không dám đến gần bạn.

 

Thuốc DEP chống vắt. Ảnh: thuocdantoc.vn

Xử lý trường hợp khi bị vắt cắn

Chẳng may bạn bị vắt cắn, chảy nhiều máu, cũng đừng hoảng loạn. khi bị cắn chỉ 1 thời gian ngắn khoảng 2-3 phút, máu sẽ tự cầm. Thường vết vắt cắn sẽ khiến bạn ngứa, hơi gai gai, một số người còn không có cảm giác. Nhưng chúng không có độc và cũng không mang mầm bệnh. Bạn chỉ cần nên làm theo những bước sau:

  • Khi mới phát hiện có vắt trên người, nếu chúng mới xuất hiện, hãy nhẹ nhàng rút vòi hút máu của chúng ra khỏi cơ thể bằng lá cây. Nếu chúng đã hút được một lượng máu, tuyệt đối đừng đụng vào, khi no chúng sẽ tự nhả ra. Kéo chúng ra sẽ vô tình làm cho vết thương của bạn to hơn.
  • Để điều trị vết thương, bạn lấy ra sẵn một miếng băng dính hoặc băng y tế. Rửa nhẹ vết thương với nước. Rồi dùng tay ấn chặt vào miệng vết thương cho máu ngừng chảy. Sau đó dùng băng dán vào vết cắn.
  • Cũng có một số bí kíp nhỏ để vắt tự nhả ra khỏi người bạn nhanh chóng hơn. Bạn có thể dùng nước bọt của mình xoa xung quanh vùng vắt đang cắn. Hoặc dùng thuốc lá, hay lá cây trong rừng vò nát rồi đắp lên. Vắt sẽ nhanh chóng nhả ra

 

Xử lý trường hợp bị vắt cắn. Ảnh: tuoitre.vn

Vắt là loài không có độc và không gây hại. Tuy nhiên, cách phòng chống vắt cắn khiến nhiều máu chảy và làm người đi trek cảm thấy hoảng sợ. Bạn nên chuẩn bị thật kỹ đồ đạc phù hợp. Nhận biết trước địa hình cung đường mình sắp đi có vắt hay không, thời tiết có ngay mùa mưa không. Bên cạnh đó, nếu bạn đi với Bi thì không cần lo nữa, Bi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế và luôn sẵn sàng tiếp ứng. Bật mí nhỏ, chính vì đặc tính độc đáo của mình, vắt cũng cống hiến nhiều trong Y Học, được ứng dụng để chữa các khối u, ngăn ngừa di căn, hút máu bầm, vv… chế tạo các loại kháng sinh uốn ván, viêm màng não. Đây là những kinh nghiệm Bi có thể truyền đạt đến cho mọi người. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích, giúp bạn có một chuyến đi an toàn và ý nghĩa. 

Nguồn: tổng hợp 

Bài viết liên quan: 

Cách nhận biết nấm độc khi đi trekking
Cách sử dụng gậy đúng cách khi đi trekking
5 cách tạo lửa đơn giản nhanh cho các tín đồ mê xê dịch

 

0906.322.068